Tại sao nói chim phượng hoàng là biểu tượng của ngũ hành? Để có câu trả lời về vấn đề này chúng ta cùng đọc bài viết sau đây nhé! Đặc điểm của chim phượng hoàng Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tại sao nói chim phượng hoàng là biểu tượng của ngũ hành? Để có câu trả lời về vấn đề này chúng ta cùng đọc bài viết sau đây nhé!

Nội dung

  • 1 Đặc điểm của chim phượng hoàng
  • 2 Ý nghĩa của chim phượng hoàng
    • 2.1 Biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực
    • 2.2 Biểu tượng của đức hạnh, duyên dáng và thanh nhã
    • 2.3 Biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa vợ chồng
    • 2.4 Biệu tượng cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, gợi lên 5 đức tính của con người

Đặc điểm của chim phượng hoàng

Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà ngày nay có thể hiểu nôm na như sau: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).

New Picture (2)

Ý nghĩa của chim phượng hoàng

Biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực

Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Hồng Kông cách đây trên bảy nghìn năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Hồng Kông. Trong thời kỳ nhà Hán, phượng hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng Nam, được thể hiện dưới dạng con trống và con mái quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) ở trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế, đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử dụng để trang trí nhà cửa thì nó biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của những người sống trong ngôi nhà đó.

Biểu tượng của đức hạnh, duyên dáng và thanh nhã

Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng.

Biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa vợ chồng

Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Hồng Kông coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.

Biệu tượng cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, gợi lên 5 đức tính của con người

Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đống tro tàn. Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy. Phượng hoàng chiếm giữ cả cung hướng Nam của bầu trời, và phù hợp với ánh lửa của phương Nam, có liên hệ với Mặt trời, với hơi ấm của mùa hè và niềm vui có được một vụ mùa bội thu.

Nếu muốn đặt hình ảnh của một con phượng hoàng trong nhà, hãy đặt chúng ở một chỗ cao, trên một chiếc kệ hoặc trên tủ đựng tách để nó tỏa sáng. Cũng có thể đặt hình phượng hoàng dọc theo bức tường phía Nam ngôi nhà hoặc treo trong góc phòng sinh hoạt gia đình. Nếu không tìm được tranh vẽ phượng hoàng, có thể treo một bức tranh của một con công hoặc một con gà trống để thay thế.

Khi phượng hoàng đi chung với một rồng, thì đó là biểu tượng của một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc (phượng hoàng bên phải, rồng bên trái). Không nên trưng hai con phượng hoàng bên nhau, điều đó hàm ý về mối quan hệ đồng giới. Trong khi đó, một chú chim phượng hoàng bên bông hoa mẫu đơn lại tượng trưng cho những người trẻ tuổi đang yêu. Đôi lúc, hình tượng phượng hoàng cũng được thể hiện với một đứa trẻ ngồi trên lưng và ôm một bình hoa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Phong Thuỷ Vật phẩm ngũ hành ngũ hành bát quái ngũ hành nạp âm ngũ hành sơn


các lễ hội ngày 17 tháng 12 âm lịch VÃ TÌNH DUYÊN đền xem tử vi Những biểu tượng tốt lành Top 3 chòm sao hay thể hiện sự tự tin tu vi Top 3 chòm sao hay thể hiện sự tự hội chùa Keo xem tử vi Năm 2016 con giáp nào cần đề Phà văn khấn tổ tiên rằm tháng bảy xem bói tướng sửa lễ cúng rằm tháng bảy huyền bí đại lễ vu lan Phong thuỷ ngày cúng chúng sinh sự tích ngưu lang chức nữ xem tử vi Màu nào mang lại may mắn cho Thư Phòng bếp hợp cung mệnh theo phong thủy sửa soạn lễ vật cúng Dàng ト雪 餌 tu vi Phòng bếp hợp cung mệnh theo phong ĐẶT TÊN sat phu xem tử vi Luận tình yêu tuổi Thân và 12 thứ tự sắp xếp 12 con giáp xem tử vi Luận tình yêu Ất Sửu và Canh Tâm tướng tai dơi cung xử nữ nam xem tử vi Biểu hiện của 12 con giáp khi hoá khoa SAO bài cúng nhập trạch xem tử vi Bói tình yêu người tuổi Tuất ngọ xem tử vi Bàn về tập tục xem tuổi lấy nói Lóng tay thứ hai nói gì Lóng tay thứ hai nói gì con thú mang ý nghĩa tốt phòng bếp xem tử vi 6 kiêng kỵ phong thủy cần tướng lỗ mũi to Bát Tự Xem tử vi trọn đời tà khí trong nhà cây nêu Phong thủy cho biệt thự tuoi tuat xem tử vi 3 con giáp có quý nhân phù trợ phụ nữ hai cằm Đại Lâm Mộc Nu hạnh phúc học thuyết âm dương ngũ hành trong đông